Lư Nhất Vũ - Lê Giang
Căn hộ của hai vợ chồng nghệ sĩ già Lư Nhất Vũ - Lê Giang nằm trên tầng sáu khu chúng cư đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa như tổ chim mắc trên tàng xanh cây phố. Ở đó, người chồng vẫn dáng gầy gò bên chiếc bàn cũ, ký xướng âm những điệu dân ca, người vợ tóc phơ phơ trắng, còn say mê soi mình qua trang viết với những hồi ký bạn bè, điền dã và bổ sung vào tập bản thảo những bài thơ mới. Hành lang trước nhà, lan nở bốn mùa. Đứng đây nhìn xuống, thấp thoáng dưới tàn lá con đường một chiều người xe trôi đi như dòng sông…
Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ
Người ta thường gọi ông là "nhạc sĩ dân ca", bởi ông không những đóng góp vào nền âm nhạc nước nhà những sáng tác giàu chất dân ca Nam Bộ, mà còn khơi mạch sống cho nhiều làn điệu dân ca Phương Nam tưởng như đã chìm sâu vào quên lãng, đó chính là nhạc sĩ Lư Nhất Vũ. Thể loại chính trong sáng tác của ông là các ca khúc trữ tình, đa số các bài hát này đều được viết trên lời thơ của Lê Giang, người bạn đời tri âm, tri kỷ của ông. Nhưng sắp tới người yêu nhạc sẽ biết đến một nhạc sĩ Lư Nhất Vũ mới ngoài tình khúc qua bản hợp xướng Nam Kỳ khởi nghĩa trong buổi biểu diễn đặc biệt của dàn nhạc giao hưởng thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 28/11/2004. Đây cũng chính là quà tặng gửi gắm tình cảm sâu nặng của nhạc sĩ và nhà hát dành cho khán giả yêu nhạc cách mạng.
Tên khai sinh của ông là Lê Văn Gắt, sinh ngày 13 tháng 3 năm 1936, quê ở Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Nguyên Ủy viên Ban thư ký Hội nhạc sĩ VN khóa III. Phó tổng thư ký Hội Âm nhạc TP HCM (1981. Nguyên Phân viện trưởng Phân viện Âm nhạc tại TP HCM. Hiện ở TP HCM.
Tháng 6 năm 1962, tốt nghiệp khoa sáng tác của trường Âm nhạc VN (nay là Nhạc viện Hà Nội), ông về nhận công tác ở Đoàn ca múa miền Nam. Năm 1967, công tác tại phòng chỉ đạo Văn công thuộc Vụ Âm nhạc và múa, theo dõi chỉ đạo hoạt động của Đoàn ca múa nhân dân Việt Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên. Năm 1970, Lư Nhất Vũ trở về chiến trường miền Nam, công tác ở Tiểu ban Văn nghệ giải phóng, hoạt động ở chiến trường miền Tây Nam bộ. Sau năm 1975, ông công tác ở cơ quan Văn nghệ Giải phóng, rồi Viện Nghiên cứu Âm nhạc (sau này là Viện Văn hóa Nghệ thuật tại TP HCM) cho đến nay.
Những sáng tác thanh nhạc: Chiều trên bản Mèo (1961, hợp xướng), Hàng em mang tới chiến hào (1964), Cô gái Sài Gòn đi tải đạn (Giải A của Hội Nhạc sĩ VN và Ban Thống nhất TƯ), Bên tượng đài Bác Hồ, Hãy yên lòng mẹ ơi, Tiếng cồng vượt thác, Hòn Khoai (nhạc cảnh). Đã xuất bản hai tuyển tập Tiếng đàn quê em (NXB Văn hóa, 1982) và Hãy yên lòng mẹ ơi (NXB Âm nhạc và Hội Nhạc sĩ VN, 1995).
Ông có một loạt những công trình nghiên cứu đồ sộ về dân ca các miền Nam bộ đã xuất bản (cùng viết với một số tác giả Lê Giang, Nguyễn Đồng Nai, Thạch An, Nguyễn Văn Hoa, Quách Vũ): Dân ca Bến Tre, Kiên Giang, Cửu Long, Sông Bé, Hậu Giang...
Các tác phẩm tiêu biểu: Hãy yên lòng mẹ ơi, Cô gái Sài Gòn đi tải đạn, Bên tượng đài Bác Hồ. (Theo Netcodo)
Tháng 6 năm 1962, tốt nghiệp khoa sáng tác của trường Âm nhạc VN (nay là Nhạc viện Hà Nội), ông về nhận công tác ở Đoàn ca múa miền Nam. Năm 1967, công tác tại phòng chỉ đạo Văn công thuộc Vụ Âm nhạc và múa, theo dõi chỉ đạo hoạt động của Đoàn ca múa nhân dân Việt Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên. Năm 1970, Lư Nhất Vũ trở về chiến trường miền Nam, công tác ở Tiểu ban Văn nghệ giải phóng, hoạt động ở chiến trường miền Tây Nam bộ. Sau năm 1975, ông công tác ở cơ quan Văn nghệ Giải phóng, rồi Viện Nghiên cứu Âm nhạc (sau này là Viện Văn hóa Nghệ thuật tại TP HCM) cho đến nay.
Những sáng tác thanh nhạc: Chiều trên bản Mèo (1961, hợp xướng), Hàng em mang tới chiến hào (1964), Cô gái Sài Gòn đi tải đạn (Giải A của Hội Nhạc sĩ VN và Ban Thống nhất TƯ), Bên tượng đài Bác Hồ, Hãy yên lòng mẹ ơi, Tiếng cồng vượt thác, Hòn Khoai (nhạc cảnh). Đã xuất bản hai tuyển tập Tiếng đàn quê em (NXB Văn hóa, 1982) và Hãy yên lòng mẹ ơi (NXB Âm nhạc và Hội Nhạc sĩ VN, 1995).
Ông có một loạt những công trình nghiên cứu đồ sộ về dân ca các miền Nam bộ đã xuất bản (cùng viết với một số tác giả Lê Giang, Nguyễn Đồng Nai, Thạch An, Nguyễn Văn Hoa, Quách Vũ): Dân ca Bến Tre, Kiên Giang, Cửu Long, Sông Bé, Hậu Giang...
Các tác phẩm tiêu biểu: Hãy yên lòng mẹ ơi, Cô gái Sài Gòn đi tải đạn, Bên tượng đài Bác Hồ. (Theo Netcodo)
Nhà thơ Lê Giang
Cái công đi nhiều không quản chồn chân, cái sức đi đâu cũng chép cũng ghi không biết mỏi tay là gì… ấy là quá trình lao động thể xác mà các nhà sưu tầm đều phải trải qua. Có điều khác với các nhà sưu tầm khác, Lê Giang biên soạn công trình Bộ hành với ca dao này theo cách riêng của một thi sĩ dồi dào cảm hứng sáng tạo… (Nhà thơ Nguyễn Duy - trích lời bạt cuốn Bộ hành với ca dao)
Nhà thơ Lê Giang tên thật là Trần Thị Kim, sinh năm 1930 tại Cà Mau; Bút danh: Vũ Kim Sa, Lê Giang. Từng là y tá trong chiến tranh kháng Pháp, Mỹ tại hai miền Nam, Bắc.
Tác phẩm: Thơ: Phím đàn xanh, Bông vạn thọ, Ơi anh chàng hát rong. Tạp văn: Gặp gì ăn nấy, xin mời (NXB Trẻ, 2000). Bút ký điền dã: Lang thang gió cát (NXB Trẻ, 2000).
Sưu tầm biên soạn: Bộ hành với ca dao (NXB Trẻ 2004)
Viết chung với Lư Nhất Vũ trong các công trình: 300 điệu lý Nam bộ, Tìm hiểu dân ca Nam bộ, 200 bài dân ca viết lời mới.
Tham gia biên soạn chung với nhóm sưu tầm dân ca Nam bộ: Dân ca Bến Tre, Kiên Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Trà Vinh, Sông Bé…
Tác phẩm: Thơ: Phím đàn xanh, Bông vạn thọ, Ơi anh chàng hát rong. Tạp văn: Gặp gì ăn nấy, xin mời (NXB Trẻ, 2000). Bút ký điền dã: Lang thang gió cát (NXB Trẻ, 2000).
Sưu tầm biên soạn: Bộ hành với ca dao (NXB Trẻ 2004)
Viết chung với Lư Nhất Vũ trong các công trình: 300 điệu lý Nam bộ, Tìm hiểu dân ca Nam bộ, 200 bài dân ca viết lời mới.
Tham gia biên soạn chung với nhóm sưu tầm dân ca Nam bộ: Dân ca Bến Tre, Kiên Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Trà Vinh, Sông Bé…
(Tổng hợp)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét