Publiée le 7 mai 2012
Đưa xẩm trở lại cuộc sống
Nhìn nhận được những giá trị nghệ thuật và ý nghĩa cao đẹp của nghề hát xẩm, bên cạnh đó là thực trạng nghề hát xẩm đang dần có nguy cơ thất truyền, những năm gần đây một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc TT NCBTPH VHDT đã hợp sức để phục hồi dòng nghệ thuật độc đáo này. Đây là một trong những đóng góp tâm huyết của các nhà nghiên cứu hướng tới Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long -- Hà Nội, đồng thời nhằm tôn vinh dòng nghệ thuật xẩm mang đặc trưng riêng của Hà Nội. Ngay từ năm 2009, công tác nghiên cứu đã được nhạc sĩ Mai Tuyết Hoa cùng với đồng nghiệp, các nghệ nhân, nghệ sĩ thực hiện. Dựa vào kết quả đã thu thập được các nhà nghiên cứu tiến hành phục dựng lại những làn điệu còn sót lại trong dân gian để trở thành những bài hoàn thiện theo đúng nguyên tắc dân gian truyền thống để truyền lại cho các nghệ nhân, các bạn trẻ ở địa phương và các nghệ sĩ hát xẩm ở thủ đô Hà Nội.
Với tâm huyết dành cho loại hình diễn xướng độc đáo này, nhạc sĩ Mai Tuyết Hoa đã cùng các anh chị em trong nhóm bỏ tiền túi lặn lội khắp miền quê Bắc Bộ rồi vào tận Thanh Hóa tìm gặp những người hát xẩm xưa để so sánh, đối chiếu. Nghe nói ở đâu có người biết hát xẩm, nhóm tìm tới gặp và năn nỉ, nhờ các nghệ nhân cùng giúp sức. Nhạc sĩ cũng cho biết thêm, nội dung của những làn điệu được phục dựng gắn liền với Hà Nội thì phải dựa theo lời kể của các nghệ nhân hiện còn của hát xẩm, của những người cao tuổi yêu nghệ thuật hát xẩm kể lại. Còn đối với những bài gắn liền với tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm chủ yếu dựa theo thơ văn yêu nước của các nhà thơ như Á Nam Trần Tuấn Khải, Nguyễn Khuyến, Tản Đà... mà xưa kia các nghệ nhân xẩm vẫn thường phổ những làn điệu xẩm cho thơ để hát. Đồng thời nhóm cũng không quên phục dựng trang phục, nhạc cụ, đạo cụ dựa trên lối hát xẩm truyền thống xưa kia nhưng có cách điệu để phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ của người nghe đương thời.
Công tác quảng bá nghệ thuật hát xẩm được nhóm thực hiện từ cuối tháng 9/2010 vừa qua. Từ các công trình các nguồn tư liệu thu thập được, nhóm đã xây dựng chương trình "Nghệ thuật hát xẩm Hà Nội" để giới thiệu đến công chúng những bài hát mang chủ đề về Thăng Long -- Hà Nội. Chương trình quy tụ các nhà nghiên cứu nói chuyện về nghệ thuật hát xẩm như: NSƯT Hà Thị Cầu, các nghệ sĩ tâm huyết với nghệ thuật hát xẩm như NSND Xuân Hoạch, NSƯT Thanh Ngoan, NSƯT Thúy Ngần, NSƯT Đoàn Thanh Bình, NSND Thanh Hoài, NSƯT Văn Ty, nhạc sĩ Quang Long... Chương trình được thực hiện ở một số địa điểm của thủ đô Hà Nội như: Quảng trường Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh (cũ) khu vực Bờ Hồ, Nhà Bát giác ở phía sau tượng đài Lý Thái Tổ, đầu phố Hàng Đào và một số câu lạc bộ, nhà văn hóa các quận nội thành Hà Nội.
Nhạc sĩ Mai Tuyết Hoa cũng chia sẻ, dự án khôi phục và quảng bá nghệ thuật hát xẩm Hà Nội không phải làm để phục vụ Đại lễ, mà mục đích chính của các nghệ sĩ là giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về một loại hình nghệ thuật, một nét đẹp truyền thống của cha ông đang có nguy cơ mai một.
Nhìn nhận được những giá trị nghệ thuật và ý nghĩa cao đẹp của nghề hát xẩm, bên cạnh đó là thực trạng nghề hát xẩm đang dần có nguy cơ thất truyền, những năm gần đây một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc TT NCBTPH VHDT đã hợp sức để phục hồi dòng nghệ thuật độc đáo này. Đây là một trong những đóng góp tâm huyết của các nhà nghiên cứu hướng tới Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long -- Hà Nội, đồng thời nhằm tôn vinh dòng nghệ thuật xẩm mang đặc trưng riêng của Hà Nội. Ngay từ năm 2009, công tác nghiên cứu đã được nhạc sĩ Mai Tuyết Hoa cùng với đồng nghiệp, các nghệ nhân, nghệ sĩ thực hiện. Dựa vào kết quả đã thu thập được các nhà nghiên cứu tiến hành phục dựng lại những làn điệu còn sót lại trong dân gian để trở thành những bài hoàn thiện theo đúng nguyên tắc dân gian truyền thống để truyền lại cho các nghệ nhân, các bạn trẻ ở địa phương và các nghệ sĩ hát xẩm ở thủ đô Hà Nội.
Với tâm huyết dành cho loại hình diễn xướng độc đáo này, nhạc sĩ Mai Tuyết Hoa đã cùng các anh chị em trong nhóm bỏ tiền túi lặn lội khắp miền quê Bắc Bộ rồi vào tận Thanh Hóa tìm gặp những người hát xẩm xưa để so sánh, đối chiếu. Nghe nói ở đâu có người biết hát xẩm, nhóm tìm tới gặp và năn nỉ, nhờ các nghệ nhân cùng giúp sức. Nhạc sĩ cũng cho biết thêm, nội dung của những làn điệu được phục dựng gắn liền với Hà Nội thì phải dựa theo lời kể của các nghệ nhân hiện còn của hát xẩm, của những người cao tuổi yêu nghệ thuật hát xẩm kể lại. Còn đối với những bài gắn liền với tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm chủ yếu dựa theo thơ văn yêu nước của các nhà thơ như Á Nam Trần Tuấn Khải, Nguyễn Khuyến, Tản Đà... mà xưa kia các nghệ nhân xẩm vẫn thường phổ những làn điệu xẩm cho thơ để hát. Đồng thời nhóm cũng không quên phục dựng trang phục, nhạc cụ, đạo cụ dựa trên lối hát xẩm truyền thống xưa kia nhưng có cách điệu để phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ của người nghe đương thời.
Công tác quảng bá nghệ thuật hát xẩm được nhóm thực hiện từ cuối tháng 9/2010 vừa qua. Từ các công trình các nguồn tư liệu thu thập được, nhóm đã xây dựng chương trình "Nghệ thuật hát xẩm Hà Nội" để giới thiệu đến công chúng những bài hát mang chủ đề về Thăng Long -- Hà Nội. Chương trình quy tụ các nhà nghiên cứu nói chuyện về nghệ thuật hát xẩm như: NSƯT Hà Thị Cầu, các nghệ sĩ tâm huyết với nghệ thuật hát xẩm như NSND Xuân Hoạch, NSƯT Thanh Ngoan, NSƯT Thúy Ngần, NSƯT Đoàn Thanh Bình, NSND Thanh Hoài, NSƯT Văn Ty, nhạc sĩ Quang Long... Chương trình được thực hiện ở một số địa điểm của thủ đô Hà Nội như: Quảng trường Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh (cũ) khu vực Bờ Hồ, Nhà Bát giác ở phía sau tượng đài Lý Thái Tổ, đầu phố Hàng Đào và một số câu lạc bộ, nhà văn hóa các quận nội thành Hà Nội.
Nhạc sĩ Mai Tuyết Hoa cũng chia sẻ, dự án khôi phục và quảng bá nghệ thuật hát xẩm Hà Nội không phải làm để phục vụ Đại lễ, mà mục đích chính của các nghệ sĩ là giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về một loại hình nghệ thuật, một nét đẹp truyền thống của cha ông đang có nguy cơ mai một.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét