Tôi từng là một sinh viên học về kinh tế, nhưng khi ra trường
tôi không thể hiểu được việc làm thế nào lập ra một kế hoạch tài chính cá nhân
cả, tiền lương, tiền tôi kiếm được gần như là tháng nào cũng hết sạch. Dường
như tôi cứ lay hoay trong cái mớ tiêu như thế nào tiết kiệm ra sao mà không có
lấy một kế hoạch cụ thể nào. Trước kia khi ở trong trường, tôi được học toàn về
kinh tế vĩ mô- vi mô, toàn những thứ kiến thức mà đến bây giờ khi ra trường tôi
vẫn chưa hiểu học nó rồi áp dụng làm gì ? Chắc do tôi không đủ khả năng để hiểu.
Bạn nên tìm đọc những về kinh tế của các website tài chính
như Market Watch, Washington Post, Financial Times, Forbes … ở các trang này
luôn có một danh mục là tài chính cá nhân, tại đây mọi người có thể tìm hiểu,
tìm đọc về các vấn đề tài chính như việc về các luật thuế mới, những lưu ý tài
chính khi kết hôn hay li dị, các vấn đề tài chính cho con cái khi chúng chuẩn bị
vào đại học… rất nhiều thứ khác được bàn luận sôi nổi ở đây. Nơi đây nếu ai có
vấn đề thắc mắc , băn khoăn thì chỉ cần gửi mail thì sẽ có người tư vấn . Tại
Việt Nam điều này là rất ít và hầu như là không có.
Như các bạn thấy việc lập một kế hoạch tài chính cá nhân là
việc cần thiết và ngay lập tức nếu bạn nghĩ đến tương lai, với bản kế hoạch tài
chính cá nhân bạn sẽ thấy rằng nó rất có
ích cho bạn sau này, khi bạn rơi vào các tình trạng không lường trước được
nhưng trong túi bạn vẫn còn tiền để lo cho mọi chuyện. Vậy làm thế nào để lập một
kế hoạch tài chính cá nhân. Việc lập kế hoạch bao gồm 7 bước :
Bước 1:Xác định mục tiêu lập kế hoạch tài chính cá nhân là gì ?
Nhìn chung một bản kế hoạch tài chính cá nhân là việc lập
các mục tiêu , chiến lược, thời điểm đạt tới được mục tiêu đó . Ví dụ như: Mua
xe, mua nhà, hay các khoản tiền dành dụm để khi ốm đau, về già, dành cho con
cái … đại loại là như thế.
Việc lập kế hoạch tài chính cá nhân thì bạn cần phải nắm được
rõ tài chính của mình, thu nhập của mình và những người liên quan một cách
trung thực nhất, đặc biệt là những người phụ thuộc vào bạn.
Nên và rất nên xem lại các bản kế hoạch theo một thời gian định
kỳ để thay đổi sao cho phù hợp
Bước 2: Lập bảng tài chính cá nhân
Lập bảng theo dõi nguồn thu chi tài chính cá nhân của bạn ,
sẽ chẳng có gì tốt hơn việc các nguồn tiền của mình đến và đi như thế nào.
Ví dụ như các khoản đầu tư, hợp đồng bảo hiểm, khai báo thuế…
các chi tiêu khác bạn nên ghi chép lại một cách xác thực nhất.
Cần nâng cao các kỹ năng đánh giá các khoản đầu tư , đánh
giá tốt bạn sẽ thấy đâu là nơi bạn nên đầu tư và đâu là chỗ không nên đầu tư.
Bước 3: Kiểm tra tình hình tài chính của bản thân
Tính toán khoản tiền mà bạn thực sự có. Hãy lấy cái bạn có
trừ đi cái bạn nợ , từ đây bạn có thể thấy được là bạn có số tài sản có nhiều hơn số nợ thì số tiền thực
có của bạn mang dấu cộng ( tức là bạn có tiền dư ) và ngược lại thì sẽ là dấu
trừ ( tức là bạn không có tiền dư mà phải trả thêm nợ )
Đây sẽ là khoản đo chính xác nhất về tình trạng , khả năng
tài chính của bạn và đây sẽ là dữ liệu cho bạn trước khi quyết định tài chính nào khác mà bạn muốn đưa ra. Bạn
nên đề ra mục tiêu là gia tăng tiền thực có hàng năm tăng cao. Và cuối năm bạn
tổng kết , bạn sẽ thấy được sự tiền triển, thay đổi.
Bước 4: Lập bảng kê khai chi tiêu một cách chi tiết nhất
Như đã nói ở bước 2 là nên lập một bảng kê khai chi tiêu của
bạn , khoản thu bao gồm lương, bổng , thu nhập mà bạn có. Khoản thu là khoản dễ
nhớ và dễ lập nhất, khoản chi mới là điều khó khăn. Có được một kế hoạch chi
tiêu hợp lý sẽ là một lợi thế về tài chính cá nhân bất kể bạn là ai và bạn kiếm
được bao nhiêu tiền.
Với bảng chi tiêu bạn sẽ thấy rõ những khoản cần phải chi,
những khoản nào đang chi tiêu phí phạm. Và từ đây bạn sẽ rút ra được điều gì sẽ
là mầm họa cho kế hoạch tài chính cá nhân của bạn.
Xem thêm : Làm thế nào để tiết kiệm
Bước 5: Lập quỹ dự trữ, dự phòng khẩn cấp
Có quỹ dự trữ khẩn cấp, điều này là tối quan trọng , việc có
quỹ này sẽ giúp bạn trải qua những việc khó khăn, ví dụ như việc bạn mất nguồn
thu đều đặn , những việc mà bạn không lường trước được.
Bước 6:Giảm thiểu các khoản nợ
Nợ nần như một cái mỏ neo làm bạn trì trệ việc nỗ lực làm việc
kiếm tiền của bạn, vì thế hãy hạn chế , giảm thiểu mức nợ đến tối đa.
Ở Việt Nam tôi thấy nhiều người không có nhiều tiền nhưng lại
đi mua xe hơi, họ không nhận ra rằng họ đang ôm một cục nợ,một cục nợ khá nặng.
Mình không phản đối việc mua xe nhưng hãy mua khi có nhiều tiền hơn, với số tiền
đó có thể mua một miếng đất, một căn nhà cho gia đình mình còn có lợi hơn.
Xem thêm : Làm thế nào để tối đa hóa thu nhập của mình
Bước 7: Tích lũy dài hạn bằng cách gửi tiền vào ngân hàng
Gửi tiết kiệm vào các ngân hàng, nếu bạn có nhiều tiền thì
hãy nghĩ tới lãi suất của các ngân hàng khác nhau, tuy nhiên bạn cần phải so sánh lãi suất ngân hàng nào đang tốt nhất, những ưu nhược điểm của từng ngân
hàng đó để gửi tiết kiệm. Ngoài việc lấy lãi suất các ngân hàng thì việc gửi tiền
vào ngân hàng là bạn đang giữ tiền tránh cho những khoản chi tiêu không đáng
có.
Nếu muốn so sánh lai suat cao nhat của các ngân hàng có thể truy cập thẳng vào website : kibo.vn để tra cứu cũng như so sánh tất cả các ngân hàng với nhau.
Kết luận:
Việc lập kế hoạch tài chính cá nhân là vô cùng cần thiết để
có kế hoạch cho tương lai, cho chính bản thân mình và những người thân. Một kế
hoạch rõ ràng sẽ giúp bạn đi đúng hướng, đúng con đường mà bạn muốn đi.
Truy cập siêu thị tài chính : http://kibo.vn để thỏa sức lựa chọn các sản phẩm tài chính
Truy cập siêu thị tài chính : http://kibo.vn để thỏa sức lựa chọn các sản phẩm tài chính
0 nhận xét:
Đăng nhận xét