Tình
hình xử lý nợ xấu đang có chiều hướng tốt, đây cũng là mục tiêu được NHNN coi
trọng trong quá trình điều hành chính sách năm 2015, chính phủ cũng ra chỉ đạo
sát sao, điều này được thể hiện ở các nghị quyết phiên họp thường kỳ hàng tháng
của chính phủ, cụm từ " xử lý nợ xấu" được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần.Chính
phủ cũng yêu cầu phía ngân hàng phải đưa được nợ xấu về dưới 3% trước cuối năm
2015, trong khi đó thì ngành lại chủ động đưa ra mục tiêu giảm mức nợ xấu dưới
3% sớm hơn 3 tháng tức là hết quý 3 nợ xấu đã được đưa về dưới 3%.
Quyết
tâm xử lý nợ xấu được NHNN thể hiện rõ bằng các quy định buộc các tổ chức tín
dụng phải tuân theo. Chẳng hạn như quy định tổ chức tín dụng có nợ xấu dưới 3%
mới được xem xét chấp thuận mở chi nhánh, phòng giao dịch, máy ATM, văn phòng
đại diện, cung ứng dịch vụ mới hoặc triển khai nghiệp vụ kinh doanh mới…
Thủ
tướng Chính phủ tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII đã thông báo
tỷ lệ nợ xấu đến 30/9/2015 chỉ còn 2,9%, giảm mạnh so với mức 17% hồi năm 2012.
Ông Nguyễn Quốc Hùng, chủ tịch VAMC cho biết, trong số nợ xấu đã xử lý thời gian
qua thì nợ xấu được xử lý qua VAMC chiếm đến 41,3%.
Như
vậy, kế hoạch xử lý nợ xấu về cơ bản đã đạt mục tiêu đề ra. Câu hỏi đặt ra là,
trong hệ thống các tổ chức tín dụng hiện nay, đã có những ngân hàng nào đưa nợ
xấu về dưới 3%, và còn đơn vị nào chưa hoàn thành chỉ tiêu đó?
Bạn có thể quan tâm: Phía sau phong trào mua mua lại công ty tài chính là gì ?
Đều
vượt kế hoạch bán nợ cho VAMC
Ngay
từ đầu năm, NHNN đã gửi văn bản tới các tổ chức tín dụng yêu cầu phải bán cho
VAMC một số lượng nợ xấu nhất định và hoàn thành trước 30/9. Đến hạn, theo nguồn
tin từ NHNN, nhiều đơn vị đã vượt 100%, thậm chí 200%, có nơi còn vượt gần 600%
chỉ tiêu bán nợ.
BIDV
( bao gồm cả MHB sau sáp nhập) là ngân hàng bán nợ nhiều nhất cho VAMC thời gian
qua với tổng cộng hơn 11.000 tỷ đồng, vượt 25% so với kế hoạch đề ra (kế hoạch
9.000 tỷ). Tiếp đến làMaritimebank khi
kế hoạch bán nợ chỉ 4.600 tỷ nhưng ngân hàng cũng bán gần 6.000 tỷ đồng nợ cho
VAMC. Eximbank đặt kế hoạch bán cho VAMC 2.000 tỷ đồng nợ xấu nhưng ngân hàng
cũng đã bán trên con số này.
Vietcombank,
MB, VPBank, LienVietPostbank, ACB mỗi ngân hàng đặt chỉ tiêu bán 1.000 tỷ đồng
nợ xấu song đến 30/9 thì Vietcombank đã bán hơn 2.600 tỷ; VPbank bán hơn 2.000
tỷ còn Eximbank bán 2.700 tỷ đồng. MB và ACB bán đúng theo kế hoạch với 1.000
tỷ.
Các
tổ chức tín dụng khác cũng đặt chỉ tiêu bán nợ cho VAMC hàng trăm tỷ đồng và đều
vượt kế hoạch, trong đó đáng kể nhất với mức vượt kế hoạch tới gần 600% là
SeABank khi chỉ tiêu chỉ có 800 tỷ đồng nhưng nhà băng này bán nợ tới hơn 4.700
tỷ. Ngân hàng An Bình không thuộc diện phải bán nợ cho VAMC nhưng cũng đã bán
được 427 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm.
Đẩy
mạnh tự xử lý nợ
Cùng
với bán nợ qua VAMC thì việc dùng nguồn dự phòng rủi ro để tự xử lý nợ hoặc thu
hồi nợ cũng được các ngân hàng đặc biệt chú ý.
Trong
khi BIDV là ngân hàng bán nợ nhiều nhất cho VAMC thì Vietcombank lại dẫn đầu
danh sách về tự xử lý nợ. Mới hết 8 tháng đầu năm (đến 31/8), ngân hàng này đã
tự xử lý được hơn 8.400 tỷ đồng nợ xấu, vượt gấp rưỡi kế hoạch đề ra. BIDV trong
khi đó tự xử lý nợ được hơn 4.200 tỷ, mới hoàn thành 65% kế hoạch đề ra cho cả
năm. Ngân hàng Quân đội đã hoàn thành tự xử lý nợ hơn 3.000 tỷ đồng trong khi
VPBank cũng tự xử lý được hơn 2.000 tỷ.
Một
số ngân hàng trong 8 tháng đã vượt kế hoạch cả năm về tự xử lý nợ còn có OCB,
Eximbank, SHB, trong đó SHB vượt gấp 2 lần kế hoạch (kế hoạch xử lý 500 tỷ đồng
nhưng thực hiện được hơn 1.100 tỷ). Ngân hàng An Bình đến cuối tháng 8 thu hồi
được 398 tỷ đồng nợ xấu nhưng đến cuối tháng 9 đã đạt 656 tỷ đồng.
Trong
khi đó cũng vẫn có những nhà băng còn cách xa mục tiêu tự xử lý nợ như SeABank
mới hoàn thành được 14% chỉ tiêu, NCB mới đạt 7% kế hoạch năm hay Kienlongbank
mới đạt 23%...
Đã
có 20 ngân hàng đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới 3%
Cộng
gộp cả hoạt động xử lý nợ xấu qua VAMC và dùng nguồn dự phòng rủi ro, tự thu hồi
nợ thì đến 30/9 các ngân hàng phần lớn đều đã hoàn thành xử lý nợ xấu theo kế
hoạch đề ra cho cả năm.
Một
báo cáo được tổng hợp từ số liệu giám sát từ báo cáo thống kê của các tổ chức
tín dụng về kết quả xử lý nợ xấu đến 31/8 và bán nợ cho VAMC đến 30/9 thì đến
nay đã có hơn 20 tổ chức tín dụng đã hoàn thành kế hoạch, trong đó có 20 ngân
hàng, đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới 3%.
Trong
số danh sách này, có sự bứt phá ngoạn mục về xử lý nợ xấu như Maritimebank khi
cuối quý 2 tỷ lệ nợ xấu hơn 5,8% theo báo cáo tài chính, thì đến cuối quý 3 chỉ
còn chưa đến 2,4%.
Thời
gian này là thời gian phải công bố báo cáo tài chính quý 3/2015 chính vì vậy
danh sách các ngân hàng đã đưa được nợ xấu về dưới 3% chắc chắn chưa dừng lại ở
con số 20 như đã nói ở trên.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét