Bảo
mật của ngân hàng có thể có lỗ hổng
Thời
gian gần đây, nhiều chủ thẻ ATM than phiền về việc bỗng dưng mất tiền trong
khi thẻ ATM vẫn giữ gìn cẩn thận ở trong túi.
Trường
hợp “mất tiền oan” này đã từng xảy ra ở một số ngân hàng nhưVietcombank, HD Bank,...
Đơn
của như ông Cù Đình Thắng (quận 4, TP HCM), chủ thẻ Vietcombank, trong ca trực
tối 26/11, điện thoại ông có 7 tin nhắn thông báo trừ tài khoản từ Vietcombank,
tổng cộng là 14 triệu đồng.
Ngạc
nhiên, ông kiểm tra thì thấy thẻ vẫn còn nguyên trong bóp.
Giải
mã về sự cố không mong muốn này, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính -
ngân hàng cho biết:
"Có
nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên như tội phạm thẻ lắp thiết bị lấy cắp
thông tin thẻ tại trụ ATM, đồng thời lắp camera quay lén mật mã thẻ, sau đó chế
tạo thẻ giả để rút trộm tiền.
Ngoài
ra, cũng có thể là do chủ thẻ vô tình để lộ mật mã thẻ rồi bị bạn bè hoặc người
thân... lợi dụng lấy thẻ rút trộm tiền sau đó trả về chỗ cũ.
Tuy
nhiên, không thể loại trừ trường hợp ngân hàng quản lý công nghệ thông tin kém, bảo mật của ngân hàng có lỗ hổng tạo
điều kiện cho kẻ gian có thể xâm nhập vào và lấy trộm thông tin, cuối cùng là
lấy tiền của khách hàng” – TS. Hiếu nói.
TS.
Nguyễn Trí Hiếu
Vị
chuyên gia này giải thích: Các hacker có thể xâm nhập tất cả cơ sở điện toán của
ngân hàng, từ đó họ có thể lấy cắp nhiều thông tin như tài khoản của khách
hàng.
Nếu
họ lấy cắp được cả mật khẩu, việc lấy trộm tiền sẽ được thực hiện một cách dễ
dàng.
TS.
Hiếu cũng khẳng định: "Không có hệ thống bảo mật nào tuyệt đối an toàn
100%".
Tuy
vậy, nếu khách hàng biết cách bảo vệ thẻ của mình, không trao tay một người
khác, mật khẩu cũng giữ kín nghiêm ngặt (như không ghi chép lại ở bất cứ đâu,
chỉ duy nhất một mình sử dụng thẻ của bản thân) thì xác suất kẻ gian đột nhập
vào sẽ rất nhỏ.
Trao
đổi với chúng tôi, PGS.TS Đỗ Thị Kim Hảo, Phó Giám đốc Học viện Ngân hàng, cũng
cho biết: Ngân hàng có những cơ chế kiểm soát để nhân viên ngân hàng không thể
sử dụng mật khẩu của khách hàng để rút tiền trong tài khoản.
Mặc
dù vậy, bà cũng nhận định, trong bất cứ hoạt động nào đều có nguy cơ rủi ro.
“Cầm
tiền trong túi cũng có nguy cơ mất tiền, rơi tiền hoặc kẻ gian lấy cắp. Thẻ ATM
cũng vậy.
Có
điều khi sử dụng thẻ, an toàn hơn giữ tiền mặt ở chỗ: Ngân hàng có các cơ chế để
hạn chế những rủi ro khả năng, nhằm bảo vệ an toàn tài sản của khách hàng.
Nhưng
không thể có an toàn tuyệt đối. Chỉ có điều, khi khách hàng sử dụng thẻ, nếu
theo sát hướng dẫn của ngân hàng thì sẽ hạn chế tới mức thấp nhất các rủi ro có
thể xảy ra", PGS.TS Hảo nhấn mạnh.
TS.
Bùi Khắc Sơn, từng làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm tiền gửi, nguyên giảng viên
hướng dẫn luận văn cao học Học viện ngân hàng cũng đồng tình với quan điểm
trên.
“Đương
nhiên phải có sơ hở nào đó mới xảy ra chuyện khách hàng mất trộm tiền. Cần phải
nghiên cứu rất nhiều vấn đề: Quản lý, kỹ thuật, hành chính,… và cả rủi ro ở từng
công đoạn một” – TS. Sơn nói.
Theo
ông Sơn, ngân hàng có quyền ban đầu về việc biết mật khẩu khách hàng, nhưng quá
trình quản lý hành chính không cho phép lấy mật khẩu khách hàng để đi rút
tiền.
“Với
bao nhiêu triệu thẻ trên thế giới, về nguyên tắc vẫn phải có người biết mật khẩu
và có quyền truy cập thay đổi nhưng người ta không thể làm thế được!” – ông Sơn
lưu ý.
Bạn có quan tâm tới : Lãi suất ngân hàng nào cao nhất hiện nay ?
Việt
Nam giải quyết khiếu nại chậm hơn Mỹ?!
Khi
xảy ra sự cố mất trộm tiền dù khách hàng đã bảo lưu mật khẩu cẩn thận, đồng
thời, thẻ ATM cũng không bị lấy cắp, theo ông Sơn: Rất khó để có thể “làm trọng
tài” xem ai là người phải chịu trách nhiệm trong trường hợp này.
“Câu
chuyện đổ lỗi cũng phải có căn cứ. Nếu là lỗi khách hàng thì cũng phải có chứng
minh. Còn không, phải có cơ quan tổ chức nghiên cứu một cách thận trọng trước
khi trả lời “lỗi tại ai?”.
Vì
khách hàng không thể nói: “Tôi không biết, thẻ tôi trong túi, tôi mất tiền ngân
hàng phải chịu”. Ngân hàng cũng không thể bảo: “Tôi không biết liệu khách hàng
có đưa thẻ cho người khác rút tiền hay không?!”
Quy
trình rất nhiều khâu từ phát hành thẻ cho tới khâu sử dụng thẻ, có nhiều đối
tượng chứ không chỉ có một từ chung “ngân hàng” hay “khách hàng”” – ông Sơn phân
tích.
Phó
GĐ Học viện Ngân hàng Đỗ Thị Kim Hảo cũng cho rằng, khi xảy ra tình trạng mất
tiền của khách hàng, cần sự vào cuộc của cơ quan công an, đội phòng chống tội
phạm để truy tìm ra người lấy cắp tài sản cá nhân của chủ thẻ.
PGS.TS
Đỗ Thị Kim Hảo, Phó Giám đốc Học viện Ngân hàng cho rằng: Gửi tiền qua thẻ ATM
cũng có nhiều rủi ro.
Tuy
nhiên, dưới góc nhìn của TS. Nguyễn Trí Hiếu, ở bên Mỹ, với các tình huống bị
rút tiền trộm trong khi thẻ ATM vẫn còn nguyên trong ví, khách hàng sẽ được xử
lý rất nhanh chóng.
“Ngân
hàng xác định không phải do sự cẩu thả của khách hàng hoặc không có bằng chứng
về việc khách hàng cẩu thả hoặc vi phạm vấn đề về bảo mật, ngân hàng sẽ bồi
thường, trả lại tiền đã mất cho khách”.
Nhưng
“ở Việt Nam, trong trường hợp tương tự, các ngân hàng xử lý thời gian rất lâu,
khi khó xác định nguyên do, các ngân hàng thường để khách hàng chịu thiệt hại” –
TS. Hiếu nhận xét.
Vì
vậy, để tránh trường hợp mất tiền oan xảy ra, lời khuyên của chuyên gia Nguyễn
Trí Hiếu: Các khách hàng nên yêu cầu ngân hàng cung cấp cho mình một thẻ có gắn
con chíp thay vì thẻ từ.
Bởi
lẽ, thẻ ATM có 2 loại: thẻ từ và thẻ gắn với con chíp. Thẻ ATM sử dụng công nghệ
thẻ từ, tính bảo mật kém, dễ bị làm giả và bị đánh cắp thông tin cá nhân.
Việc
lấy cắp thông tin thẻ không quá khó đối với các đối tượng có trình độ về công
nghệ thông tin.
“Nhiều
kẻ gian gắn thiết bị lạ cạnh máy ATM, thẻ từ sẽ phát ra những tín hiệu từ tính,
các thiết bị lạ kia có thể thâu nhận được.
Con
chíp thì khó lấy cắp thông tin cá nhân hơn nhưng nó cũng không phải bảo mật một
cách tuyệt đối” – TS. Hiếu chia sẻ.
Ông
cũng nhấn mạnh: "Khách hàng tuyệt đối không nên để cho người nào mượn thẻ của
mình, không đưa mật khẩu cho bất cứ một ai, kể cả vợ - chồng hay con cái trong
nhà.
Người
nào dùng thẻ riêng của người đó. Nếu gia đình mình có một tài khoản chung thì
nên đề nghị ngân hàng cấp cho mỗi người một cái thẻ chứ không nên dùng chung của
nhau”.
Nguồn : Cafef.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét