Nợ xấu CIC là gì và cách phòng tránh nợ xấu

Hiện nay ai cũng sử dụng tín dụng , hay vay vốn từ phía ngân hàng tuy nhiên rất nhiều người lại không biết rằng mình có bị rơi vào danh sách nhóm nợ xấu nào không? và nếu rơi vào sẽ phải làm gì để tránh và hạn chế tốt nhất.Người ta cũng  thường hỏi Nợ xấu CIC là gì

Trước khi tìm hiểu nợ xấu CIC là gì? Hãy tìm hiểu những khoản vay nào rơi vào bảng đánh giá là nợ xấu.


-          Chậm hoặc không thanh toán tiền vay: Điều này sảy ra khi bạn chậm tiền thanh toán cho ngân hàng từ vài tháng trở lên, mà lại liên tục diễn ra thì phía ngân hàng sẽ xét bạn vào danh sách nợ xấu.

-          Chậm hoặc không thanh toán chi phí sử dụng Credit card: Khi bạn tiêu dùng, sử dụng thẻ Credit card nhưng lại chậm thanh toán hoặc không thanh toán các khoản phí thì ngân hàng cũng liệt bạn vào danh sách CIC ( hay là nợ xấu)

-          Khả năng thanh toán tiền vay bị mất dến đến việc sử dụng các tài sản thế chấp để xử lý, gán nợ

-          Bị kiện ra tòa với tranh chấp về việc không thanh toán nợ với người khác hoặc là đối với doanh nghiệp khác.

Hãy nhớ những chú ý này để bạn tránh được việc mình rơi vào danh sách nợ xấu của các ngân hàng. Vì khi dính vào nợ xấu rất nhiều việc liên quan đến vay vốn sẽ bị ảnh hưởng. Vậy nợ xấu hoạt động như thế nào, hay CIC hoạt động ra làm sao?

Cách thức hoạt động của CIC ( Nợ xấu)


Các ngân hàng sẽ tự cung cấp thông tin về các khoản vay , tên chủ khoản và cả quá trình thanh toán sau đó cho CIC . Ở CIC sẽ tập hợp và tổng hợp lại các thông tin mà các ngân hàng đã cung cấp và theo dõi lịch sử sử dụng tín dụng của từng cá nhân /doanh nghiệp. Vì vậy nếu như ngân hàng nào muốn cấp tín dụng sẽ phải chạy qua CIC xem lịch sử cá nhân /doanh nghiệp đó rồi mới đưa ra quyết định cuối cùng.

CIC có 5 nhóm  được coi là nợ xấu.


·         Nhóm 1 – Dư nợ cho vay đủ tiêu chuẩn
·         Nhóm 2 – Dư nợ cho vay cần chú ý
·         Nhóm 3 – Dư nợ cho vay duới tiêu chuẩn
·         Nhóm 4 – Dư nợ cho vay có nghi ngờ
·         Nhóm 5 – Dư nợ cho vay có khả năng mất vốn

Vậy CIC là gi?


Là trung tâm thông tin ứng dụng có tên tiếng anh là Credit information center , đây là một tổ chức trực thuộc Ngân hàng nhà nước Việt Nam với các chức năng chính là thu nhận, lưu trữ, phân tích , xử lý, dự báo các thông tin tín dụng nhằm mục đích phục vục và quản lý các ngân hàng của Ngân hàng nhà nước và Pháp luật.

Nếu rơi vào nợ xấu thì có vay vốn được nữa hay không?


Như đã nói ở trên CIC sẽ nắm bắt được hết thông tin của người sử dụng tài chính, các thông tin về khoản vay, cho vay với số tiền bao nhiêu , và quá trình thanh toán khoản vay đó.Dựa vào đó thì CIC sẽ tổng hợp lại và gộp thông tin các nhân/ doang nghiệp để phản ánh lịch sử tín dụng.Cũng dựa vào đó mà CIC và các ngân hàng sẽ xếp bạn vào 1 trong 5 nhóm nợ xấu nêu trên, tuy nhiên sẽ tùy vào đặc điểm của từng nhóm mà ngân hàng sẽ xem xét  việc cho bạn vay vốn.

Nhóm 1 : Nhóm dư nợ đủ tiêu chuẩn , tức là khoản nợ này đối với các ngân hàng đánh giá là khoản nợ có thể thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn. Ngoài ra nếu như quá hạn 10 ngày thì vẫn được nằm trong nhóm này tuy nhiên bạn sẽ bị phạt tời 150%.

Đối với nhóm 1 thì sẽ xem xét rằng mức độ trả quá hạn có thường xuyên , liên tục hay không,. Sau đó CIC sẽ đánh giá và xem xét nếu khả năng thanh toán không tốt có thể sẽ được cho vào danh sách của nhóm nợ 2.

Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý. Nhóm nợ này dành cho những khoản nợ quá hạn trên 10 ngày và 90 ngày sẽ bị liệt vào danh sách cần chú ý của CIC.

Nhóm 3 : Dư nợ dưới tiêu chuẩn: Nhóm 3 là dành cho các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày

Nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ: Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày đến 360 ngày , thì các tài khoản vay vốn này sẽ bị CIC liệt vào danh sách nghi ngờ cần theo dõi chặt.

Nhóm 5: Dư nợ có khả năng mất hoàn toàn vốn: Là các khoản nợ quá 360 ngày . Khi được đưa vào danh sách này thì khả năng vay vốn của bạn đối với các ngân hàng gần như bằng 0.

Với việc đánh giá từ CIC thì các nhóm nợ sẽ khá dễ dàng chuyển sang các nhóm nợ xấu khác nhau, thế nên sẽ tùy vào tổ chức tín dụng mà đánh giá khác nhau. Việc đánh giá nợ xấu sẽ linh động tùy vào từng ngân hàng đánh giá đối với từng cá nhân/ doanh nghiệp đó.

Đối với một số ngân hàng nếu như bạn nằm ở nhóm 2 thì vẫn được xem xét cấp vốn từ phía các ngân hàng ,tuy vậy từng trường hợp vì sao trả chậm , lý do và chứng minh được lý do thì sẽ được ngân hàng hỗ trợ vay vốn.

Còn nếu bạn nằm ở nhóm từ 3 đến 5 thì khả năng bạn được các ngân hàng cho vay là không thể, vì đối với ngân hàng khi bạn đã bị liệt vào danh sách này thì họ sẽ không chấp nhận cho bạn vay vốn và bạn sẽ phải đợi hơn 2 năm để được xem xét hỗ trợ vay vốn. Tuy vậy có một số ngân hàng “khắt khe” thì chỉ cần bạn nằm trong nhóm này thì không cần biết bạn đã 2 năm hay bao nhiêu năm, họ vẫn sẽ không cấp vốn vay cho bạn.


Vậy lời khuyên từ phía KIBO để tránh rơi vào tình trạng nợ xấu là.


Hãy tính toán việc bạn vay ngân hàng thì số lãi suất ngân hàng cao nhất bạn trả hàng tháng là bao nhiêu? Nếu như nó quá 50% thu nhập của bạn thì bạn không nên vay còn nếu như dưới 50% thì bạn có thể vay, vì khi này khả năng trả lãi của bạn cùng với mức đảm bảo cuộc sống của bạn sẽ được đảm bảo. Nếu như có vấn đề gì sảy ra thì bạn vẫn còn đủ tiền để trả lãi.

Nếu như trong 2 năm gần đây tín dụng của bạn không tốt thì cũng không nên đi vay làm gì. Bạn sẽ chỉ tốn thời gian mà thôi mà cũng chẳng vay được tiền.


Đặc biệt là lưu ý đối với những người sử dụng Credit card rằng không nên sử dụng quá 50% giới hạn của thẻ để luôn đảm bảo điểm tín dụng tốt nhất.

Xem thêm bài viết hayLàm thế nào để tiết kiệm hiệu quả?
Share on Google Plus

About Unknown

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét