Tăng hay giảm lãi suất ? Giằng co nhau liệu có lời giải ?

Việc quan trọng mà Chính phủ đã chỉ đạo và cũng là quyết tâm cực lớn của Ngân hàng Nhà nước là ổn định mặt bằng lãi suất tiết kiệm, lãi suất vay vốn ,nhằm khai thông dòng tiền, giúp các doanh nghiệp phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh. Tuy vậy đến thời gian làm ăn cuối năm bắt đầu thì những mức lãi suất huy động tăng nhẹ điều này cho thấy mối lo về khả năng lãi suất cho vay sẽ ngày càng tăng, càng hiện rõ hơn bao giờ hết.

Tăng để giữ "chân" tiền gửi

Sau đợt tăng lãi suất nhẹ đợt đầu tháng 9 với mức tăng từ 0,1 đến 0,3%/năm, những ngày cuối tháng 10 vừa qua, quan sát trên thị trường tiền tệ, lãi suất huy động tại một số ngân hàng (NH) tiếp tục có diễn biến tăng. Cụ thể, theo biểu lãi suất áp dụng từ cuối tháng 10 tại NH TMCP Bản Việt, mức lãi suất huy động của các kỳ hạn ba, bốn và năm tháng tăng 0,2 %/năm, lên 5,4 %/năm.
NH TMCP Đông Á cũng điều chỉnh tăng lãi suất tiết kiệm VNĐ đối với nhiều kỳ hạn, cao nhất lên đến 7,2%/năm. Lãi suất kỳ hạn 12, 18 và 21 tháng tại NH TMCP Phương Đông tăng từ 6,6%/năm lên 6,8 %/năm; kỳ hạn 24 tháng tăng 0,2 %/năm, từ 6,7 %/năm lên 6,9 %/năm. Ngoài ra, nhiều NH TMCP như Sacombank, Techcombank, LienVietPostBank,... cũng điều chỉnh tăng lãi suất huy động đối với nhiều kỳ hạn trên biểu lãi suất.
Bên cạnh việc điều chỉnh tăng lãi suất huy động, các NH còn rầm rộ tung ra thị trường nhiều chương trình khuyến mãi bằng cách tặng quà, tặng lãi suất, rút thăm trúng thưởng,… Đây là tín hiệu mừng đối với người dân có dòng tiền nhàn rỗi, song đồng thời cũng là nỗi lo của người đi vay vốn, của các DN cần vốn để sản xuất, kinh doanh dịp cuối năm. Có thể thấy, dù thời gian qua, ngành NH đã có nhiều chính sách giảm lãi suất và ưu đãi lãi suất cho những lĩnh vực ưu tiên, nhưng thực tế từ ý kiến các DN, với mức lãi suất cho vay như hiện nay vẫn còn khá cao, khiến họ gặp nhiều khó khăn.
Theo tìm hiểu, hiện mặt bằng lãi suất cho vay với DN tại các NH dao động từ 6 đến 9%/năm, theo đó cũng phân hóa nhiều mức, tùy thuộc vào tiềm lực của từng DN. Nếu là khách hàng VIP (DN lớn, có độ tín nhiệm cao, không vướng nợ xấu, dự án khả thi, tài sản thế chấp tốt, sử dụng nhiều dịch vụ của NH,...) thì lãi suất cho vay được áp dụng ở mức 6 - 6,5 %/năm; nhưng với khách hàng thông thường thì dao động 8 - 8,5%/năm, thậm chí có những DN phải vay đến 9 - 9,5 %/năm.
Chị Nguyễn Thị Bích Thủy, Phó Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ vận tải Thành An và cũng là chủ sở hữu của cửa hàng Phố Hoa (Hà Nội) cho biết, nhằm đón trước cơ hội làm ăn mùa cưới hỏi, dịp lễ hội cuối năm, cửa hàng có nhu cầu vay thêm vốn NH để nhập thêm hoa, cây cảnh,... Nhưng qua tìm hiểu tại vài NH, do quy mô DN nhỏ, lợi nhuận không nhiều, nên dù có tài sản thế chấp thì hạn mức vay cũng không được nhiều. Chưa kể, mức lãi suất mà NH đưa ra khá cao (9,5%/năm), nên ý tưởng mở rộng thị trường, tăng quy mô của DN này vẫn chưa thể thực hiện.
Theo TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), lãi suất thời gian qua dù giảm nhưng vẫn là gánh nặng với các DN, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay. Nếu so với mức lạm phát chưa tới 2%, thì mức cho vay hiện nay từ 7% đến 10%/năm, thậm chí một số khoản vay DN phải gánh lãi suất 10% - 12%/năm là quá cao. Dù dự đoán của một số chuyên gia kinh tế lãi suất sẽ khó giảm, nhưng kỳ vọng của cộng đồng DN vẫn là cân nhắc giảm thêm lãi suất.
Với tư cách là Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh, TS Trần Du Lịch cho biết, sẽ kiến nghị NHNN, Hội đồng tư vấn Tài chính tiền tệ quốc gia xem xét việc giảm thêm 2% lãi suất cho vay từ năm 2016. "Vấn đề hạ lãi suất cho DN hiện đang là vấn đề “nóng” và cũng là kỳ vọng của đông đảo DN" - TS Trần Du Lịch nhấn mạnh.

Giảm lãi suất theo kỳ vọng DN?

Sự dịch chuyển của các khách hàng gửi tiền trong thời gian qua trước sức hấp dẫn của những kênh đầu tư khác, như bất động sản, chứng khoán,... đang tăng lên, đã trở thành một trong những nguyên nhân chính khiến các NH nhỏ phải điều chỉnh tăng nhẹ lãi suất huy động để giữ chân khách hàng. Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia kinh tế, hiện tượng này có thể chỉ diễn ra ngắn hạn, có tính chất tạm thời, khả năng các NH ồ ạt tăng lãi suất cho vay sẽ không xảy ra.
Theo TS Trần Hoàng Ngân, với lãi suất tiền gửi hiện nay phổ biến từ 4,5 đến 7%/năm đã bảo đảm lãi suất thực dương cho người gửi tiền, lãi suất cho vay phổ biến từ 6 đến 10%/năm là hợp lý nên các NH cần giữ nguyên các mức lãi suất này để hỗ trợ chi phí sản xuất cho DN.
Thực tế từ đầu năm đến nay, do cạnh tranh gay gắt, nhiều NH chủ động giảm lãi suất cho vay ngay từ đầu năm. Một vài khoản vay có mức lãi suất bằng, thậm chí còn thấp hơn lãi suất huy động do NH cân đối nguồn vốn, dựa trên cung cầu và nhằm hỗ trợ DN. Vì vậy, với động thái tăng nhẹ lãi suất tiền gửi mới đây, không ít lãnh đạo NH cho rằng, DN không nên quá lo ngại lãi suất cho vay sẽ tăng theo, vì áp lực cạnh tranh giữa các NH đang rất lớn. TS Nguyễn Đức Độ - Phó viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính (Học viện Tài chính, Bộ Tài chính) cho rằng, hiện không có lý do gì để NH tăng lãi suất, khi lạm phát đang thấp.
Đồng quan điểm khi cho rằng lãi suất cho vay sẽ khó tăng do lạm phát hiện nay đang ở mức rất thấp, chuyên gia kinh tế TS Cấn Văn Lực cũng đưa ra nhận định, lãi suất cho vay sẽ khó giảm thêm. Bởi lẽ, tỷ lệ NIM (tỷ lệ thu nhập lãi thuần) của các NH hiện nay tương đối thấp, khoảng 2,5 - 2,7%, trong khi nợ xấu vẫn đang là vấn đề ám ảnh NH, nên rất khó điều chỉnh giảm lãi suất.
Một đại diện lãnh đạo của NHTM cho rằng, tốc độ huy động tăng chậm hơn tốc độ tăng tín dụng là một trong những lý do khiến một số NH vừa qua điều chỉnh tăng lãi suất huy động để hút vốn, chủ động nguồn vốn trong mùa cho vay cuối năm. Tuy nhiên, hiện tượng này chỉ diễn ra từng thời điểm và cũng tùy chiến lược của mỗi NH. Cùng với đó, việc lãi suất huy động tăng sẽ không ảnh hưởng mặt bằng lãi suất cho vay vì với áp lực cạnh tranh cao, các NH sẽ phải cân đối bài toán chi phí để đưa mặt bằng lãi suất tốt cho khách hàng.

Từ đó ta có thể thấy rằng du thời gian vừa qua lãi suất đã được điều chỉnh ở gần hết các kỳ hạn, mức hạn , nhưng mức tăng  lại không quá đột biến. Theo nhiều chuyên gia nhận định thì xu hướng này sẽ chỉ là tạm thời, và chắc sẽ không làm nên một cuộc đua tăng lãi suất huy động. Song song với đó là nguồn vốn NH đang nhiều, thanh khoản đảm bảo nên giữa các ngân hàng sẽ khó sảy ra tình trạng ngầm tăng lãi suất với các sản phẩm lách quy định của NHNN.Với bối cảnh tăng trưởng tín dụng hiện nay thì không phải là điều dễ dàng để giữ chân khách hàng tốt, nhiều ngân hàng sẽ chấp nhận giảm lợi nhuận hoặc hòa vốn để nhằm mục đích không tăng lãi suất cho vay.
Share on Google Plus

About Unknown

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét