CỘI NGUỒN LÀN ĐIỆU VÍ DẶM


Thứ hai, 22-04-2013
Tìm kiếm






Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
Ví dặm













Cội nguồn làn điệu Ví dặm http://vidamdodua.com/index.php?Module=Content&Action=blogCategory&id=332&Itemid=634
Ví dặm lung linh hồn quê (10h: 04-07-2012)

Ví dặm lung linh hồn quê
Nguồn: Đài truyền hình tỉnh Nghệ an
***

Liên hoan dân ca ví, giặm xứ Nghệ năm 2012 là hoạt động góp phần quan trọng tôn vinh, khơi dậy những giá trị vốn có của dân ca Xứ Nghệ nhằm tôn vinh các nghệ nhân và câu lạc bộ dân ca ví dặm Xứ Nghệ của hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh; Tiếp tục phát triển phong trào hát dân ca ví dặm ở cơ sở, trở thành nhu cầu sinh hoạt văn hóa truyền thống của nhân dân.
Đôi điều về Dân ca Nghệ Tĩnh (16h: 20-06-2012)

Đôi điều về Dân ca Nghệ Tĩnh
Tác giả: Thái Kim Đỉnh
Nguồn: vanhoanghean.com.vn
***


Đối với âm nhạc, tôi là “môn ngoại hán”, là người đứng ngoài cửa. Nhưng là người làm công tác sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian, nên với dân ca, tôi tự coi mình là người trong nhà, vì ở dân ca lời hát không kém phần quan trọng so với làn điệu, hơn nữa lời hát là yếu tố đầu tiên, yếu tố xuất phát. Mà lời hát, tức là phần văn học, thì có liên quan đến công việc của tôi, do đó, tôi muốn được trao đổi đôi điều.
Ví Dặm Hương Nao (10h: 11-04-2012)

Tác giả: Lê Văn Tùng
Tác phẩm: Về Nguồn
***


Làng cổ Hương Nao xưa thuộc xã Đại Nài, tổng Thượng Nhị, phủ Thạch Hà, nay thuộc xã Thạch Tân, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Đây là một địa chỉ ví giặm, đã từng nổi tiếng một thời. Vốn cũ ấy nay đã mất mát đi nhiều, nhưng những gì còn góp nhặt được, tuy ít ỏi vẫn cho ta nhiều điều thú vị.
Một vùng ví giặm - Thái Kim Đỉnh (23h: 09-04-2012)

Một vùng ví giặm - Thái Kim Đỉnh
“Dựa theo một số bài hát giặm còn sót lại, tạm có bằng chứng cho rằng giặm đã tồn tại từ thế kỷ XVIII… nhưng lại dựa theo nhạc điệu thì có thể ngờ rằng giặm bắt nguồn từ một loại động tác lao động nào đó xuất hiện từ xa xưa…
***


Hương lửa tình yêu trong hát ví phường vải (16h: 12-10-2011)

Hương lửa tình yêu trong hát ví phường vải
Lược trích trong “Hát phường vải – Ninh Viết Giao”
***


... Biết bao chàng trai đã thức liền đêm này qua đêm khác để đi hát phường vải. Mà địa điểm diễn ra sinh hoạt hát phường vải có gì đâu. Không một dụng cụ âm nhạc để đệm theo. Không diễn xướng như trên sân khấu. Một cái sân nhà, một lối ngõ và chỉ có tiếng hát ngọt ngào qua lại.
Giữa hát ví với hát dặm (21h: 19-04-2011)

Lược trích trong cuốn “Hát phường vải” của Ninh Viết Giao


Về ca từ, hát dặm là một thể văn vần đặc biệt. Mở đầu bài hát dặm thường là hai câu lục bát, rồi tiếp theo một loạt câu năm chữ. Cũng có bài không như vậy mà mở đâu ngay bằng câu năm chữ, vần thì vần chân, hết một khổ hoặc vài ba câu có láy lại.
Làn điệu của hát phường vải (22h: 14-04-2011)

Làn điệu của hát phường vải
Lược trích trong cuốn “Hát phường vải” của Ninh Viết Giao
Văn hát phường vải (23h: 04-04-2011)

Lược trích trong “hát phường vải” của Ninh Viết Giao


Câu hát phường vải khá chải chuốt, khá điêu luyện, vì hát phường vải đã trải qua một thời gian dài hàng mấy trăm năm, nhân dân với lối tư duy hình tượng đã đem tâm hồn và trí tuệ của mình tạo nên những câu ca hồn nhiên trong sáng.
Tìm hiểu về các làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh (17h: 29-03-2011)

Tìm hiểu về các làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh
Phlanhoa tổng hợp từ các sưu tầm
Vài lối ví hiểm hóc và tài tình khác (09h: 21-03-2011)

Vài lối ví hiểm hóc và tài tình khác
Lược trích trong cuốn “Ví Phường Vải” của Nguyễn Tất Thứ


Cũng vì lối đối đáp ngặt nghèo kia, nên có mấy thầy nho nghĩ ra lối chơi khăm phường vải. Họ đẩy một anh chàng mục đồng vào ví với các o mà họ lại ngồi ẩn mình ngoài ngõ để nghĩ câu ví cho anh chàng kia. Thoạt vào, phường vải đã rõ đó là một anh mục đồng, liền ra một câu thật khó. Nhưng lạ thay, chàng ta vẫn đối đáp thật trôi chảy. tiếp hai ba câu nữa, sự đối đáp vẫn trót lọt.
Chơi Nôm trong hát ví phường vải (16h: 19-03-2011)

Chơi Nôm trong hát ví phường vải
Lược trích trong cuốn “Ví phường vải” của Nguyễn Tất Thứ


Hết ví lối chơi tiếng, chơi chữ phường vải lại xoay sang chơi Nôm. Ở đây lời ví chỉ toàn bằng tiếng Nôm – một thứ Nôm đặc biệt của dân quê gốc rễ. Không phải những tiếng khiến người ta phải xoay từ âm này ra chữ khác như trên. Xin dẫn một vài câu:
Chơi tiếng và chơi chữ trong ví phường vải (15h: 18-03-2011)

Chơi tiếng và chơi chữ trong ví phường vải
Lược trích trong cuốn “Ví Phường Vải” của Nguyễn Tất Thứ


Đã đi nhởi đến phường vải, dù khó thế nào cũng phải đối, nếu không sẽ bị phường ví kháy, đến xóc xương. Kể cũng khổ biết bao cho các thầy nho đi ví, không những đã đối là phải đối cho chỉnh, lại còn phải đáp nữa. Nếu đối mà không đáp tức sẽ bị sổ truôn, đáp mà không đối cũng bị chị em loại ra ngoài ngõ…
Tổng lược và nhận xét Dân ca Nghệ Tĩnh qua báo chí nửa sau thế kỷ XX (11h: 12-08-2010)

Tổng lược và nhận xét Dân ca Nghệ Tĩnh qua báo chí nửa sau thế kỷ XX
Trích đoạn bài viết của Vĩnh Phúc


Trên tiêu chí Hát, Hò dân gian, chúng tôi đã tuyển chọn ra được 8/16 bài phù hợp với mục đích của khảo cứu để tổng lược và nhận xét. Ở đây chúng tôi không làm công việc “tóm tắt nội dung” của các bài chuyên khảo để tổng kết mà chỉ nêu dẫn, nhận xét những vấn đề như quan điểm, thái độ của tác giả bài viết đối với dân ca, những phát kiến, phương pháp nghiên cứu, tiếp cận trong điều kiện hoàn cảnh lịch sử nửa sau thế kỷ XX... theo quan điểm riêng của mình.
Hát trạng trong hát ví phường vải - Nguyễn Tất Thứ (15h: 18-07-2010)

Hát trạng trong hát ví phường vải - Nguyễn Tất Thứ
Trong phần hát đối của hát phường vải, có nhiều khi các nam thanh nữ tú nghịch ngợm hát chọc ghẹo nhau, nhân dân gọi là hát trạng:

Ai lên đón gió hỏi mây
Có khuôn đúc trẻ cho đây mượn cùng?

- Anh kia ăn nói lạ lùng,
Khuôn ai nấy đúc, mượn cùng ai cho.
Thủ tục của một cuộc hát phường vải - Phần III: Hát mời, hát xe kết và hát tiễn (13h: 11-07-2010)

Thủ tục của một cuộc hát phường vải - Phần III: Hát mời, hát xe kết và hát tiễn
Lược trích trong “Hát phương vải” của Ninh Viết Giao

http://vidamdodua.com/index.php?Module=Content&Action=blogCategory&id=332&Itemid=634
Share on Google Plus

About Unknown

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét